Chân là cơ quan vận động, giúp con người giữ thăng bằng và di chuyển.Chân có những bộ phận gồm đùi, bắp chân, đầu gối, mắt cá chân, mu bàn chân, gan bàn chân, cổ chân, gót chân, ngón chân. Cấu tạo của chân bao gồm xương, bắp cơ, mạch máu và hệ thần kinh.
Massage bấm huyệt chân là phương pháp dùng kĩ thuật xoa, bóp, day, miết, bấm… lên da và huyệt ở lòng bàn chân, bắp chân, kết hợp với các loại tinh dầu, đá nóng, đá muối, giúp tăng cường lưu thông máu cũng như hỗ trợ việc điều trị bệnh hiệu quả. Ở mỗi ngón chân, lòng bàn chân lại có nhiều huyệt vị có liên quan mật thiết đến những bộ phận bên trong cơ thể.
Một số huyệt cơ bản ởbàn chân như gan, lá lách liên quan đến ngón cái, gan còn có liên hệ với ngón út; thận có mối liên hệ với lòng bàn chân; bàng quang liên hệ mật thiết đến mu ngón út; dạ dày liên quan tới mu ngón chân thứ 2….
Massage bấm huyệt chân có thể hỗ trợ điều trị các bệnh như đau mắt, hạn chế tầm nhìn, bị chảy nước mắt, đỏ mắt, đau đầu, viêm xoang, đau cổ vai gáy, đau dạ dày, bệnh tiêu hóa, giảm chứng đầy hơi, ợ chua, hoặc khó tiêu; đau đầu gối, hạ huyết áp, giảm phù nề ở thai phụ, bệnh liên quan đến gan, tim, thận….
Khi bạn có những triệu chứng bệnh trên, hãy thực hiện massage bấm huyệt chân, đặc biệt lưu ý vùng bàn chân.
- Bước 1: Ngâm chân với nước ấm
Hãy ngân chân với muối, gừng, thảo dược với nước ấm, nhiệt độ khoảng 38 độ trong vòng 15-20 phút để làm cho lỗ chân lông mở. Sau khi ngâm chân xong, bạn cần lau khô chân bằng khăn khô.
- Bước 2: Chuẩn bị tư thế thoải mái để massage chân
Hãy chọn một nơi thoáng mát, thoải mái như trên giường, ghế sofa để tiến hành massage chân. Bạn ngồi thẳng lưng, thả lỏng.
- Bước 3: Thoa kem/ tinh dầu massage chân
Để việc massage diễn ra hiệu quả, bạn sử dụng một chút tinh dầu hoặc kem dưỡng. Bạn cho 1 ít ra lòng bàn tay rồi xoa đều cho đến khi nào tay nóng lên thì dừng lại.
- Bước 4: Massage nhẹ toàn bộ chân
Bạn dùng tay xoa nhẹ dọc theo chiều dài của chân chậm rãi, bắt đầu từ bàn chân rồi đi dần lên bắp chân, đùi rồi lại trượt dần xuống, massage cả mặt trong và mặt ngoài. Bạn thực hiện khoảng 3-5 lần.
- Bước 5: Kéo duỗi chân
Dùng lòng bàn tay ôm lấy bàn chân, kéo duỗi chân thẳng theo chiều lên xuống.
- Bước 6: Xoay tròn cổ chân
Một tay ôm lầy bàn chân, tay kia đặt dưới gót chân rồi xoay bàn chân theo từng vòng tròn, thực hiện khoảng 3 lần theo chiều kim đồng hồ rồi ngược lại.
- Bước 7: Massage gót chân
Dùng lòng bàn tay xoa phần gót chân rồi bóp nhẹ khoảng 3 lần.
- Bước 8: Massage phần khe ngón chân
Cho các ngón tay vào các khe ngón chân, xát khe này trong khoảng 30 giây/khe.
- Bước 9: Massage lòng bàn chân
Để bàn chân trái lên gối chân phải, dùng ngón cái day lòng bàn chân theo chuyển động tròn theo chiều lên xuống nhịp nhàng. Sau đó, dùng lòng bàn tay xát vùng này khoảng 1-2 phút rồi dùng bàn tay nắn bóp dọc bàn chân.
- Bước 10: Massage đùi, gối, bắp chân
Duỗi thẳng chân, dùng lòng bàn tay ôm lấy cái vùng này rồi nắn bóp dọc theo chiều dài của chân, sau đoc miết và ấn thư giãn.
Sau đó, bạn bấm huyệt tùy theo tình trạng bệnh của bạn. Dưới đây là 2 huyệt phổ biến:
- Bấm huyệt thái xung để thải độc gan. Huyệt thái xung nằm trên mu bàn chân, từ khe chân giữ ngón cái và ngón trỏ lui xuống khoảng 2 đốt ngón tay. Bạn dùng ngón cái hoặc ngón trỏ day huyệt trong khoảng 2-3 phút,
- Bấm huyệt thương khâu trị bệnh dạ dày: huyệt ở dưỡi hõm của mắt cá chân, bạn day và bấm huyệt trong khoảng 2 phút.
Trên đây là cách massage bấm huyệt chân để trị bệnh. Tùy vào tình trạng bệnh mà bạn day bấm huyệt phù hợp. Nếu không am hiểu massage bấm huyệt, bạn không nên tự thực hiện mà nên đến các cơ sở trị liệu để được kĩ thuật viên thực hiện chuẩn xác, hoặc đơn giản là sử dụng ghế mát xa hoặc máy massage.